MAP 2023 | Bàn tròn nghệ thuật 1 - Thuyết trình của Ngô Đình Bảo Châu và Gemini Kim | Roundtable 1 - Presentations of Ngô Đình Bảo Châu and Gemini Kim
[ENGLISH below]
Bàn tròn nghệ thuật 1: Thuyết trình của Ngô Đình Bảo Châu và Gemini Kim Bài viết phản hồi của Caroline Levin dựa trên những trao đổi sau bàn tròn nghệ thuật đầu tiên của MAP 2023
Nếu phải định nghĩa hiện thực của việc viết bằng một hành động thì tôi sẽ gọi nó là: cố gắng vượt qua cảm giác bế tắc. Với bất cứ ai biết đến tôi, họ biết rằng tôi đang nói điều này theo đúng nghĩa đen. Tôi sẽ dành phần lớn một ngày 'làm việc' để chạy qua chạy lại giữa ít nhất năm địa điểm khác nhau thay vì ngồi yên một chỗ. Thông thường, kết quả cuối cùng sẽ được tạo ra trong ghi chú điện thoại của tôi thay vì nhập một cách ngay ngắn vào máy tính – bài viết này cũng không là ngoại lệ. Trong buổi Bàn tròn nghệ thuật của MAP 2023 gần đây nhất, một khán giả trên zoom đã đề cập đến cách “trẻ em cần chuyển động để ghi nhớ” vì chúng không thể lưu trữ thông tin khi tĩnh tại. Tương tự như một đứa trẻ, cơ thể tôi phải liên tiếp tục chuyển động để bộ não hiểu được những ý tưởng vướng mắc của nó.
Cũng giống như nhiều người từng đến Hà Nội nhanh chóng nhận ra, di chuyển tại đây không phải là dạo bộ trong công viên - với những người mới bắt đầu, lựa chọn về thiên nhiên đô thị hóa của thành phố thiên về hồ hơn các công viên nói trên. Thành phố vận hành với một dòng chảy giao thông nhất định; bạn có thể thuận theo hoặc ngược lại với nó. Vế sau thường là trường hợp của hầu hết người đi bộ. Trong buổi Bàn tròn nghệ thuật gần đây nhất của Tháng Thực hành Nghệ thuật, nghệ sĩ Ngô Đình Bảo Châu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và Gemini Kim đến từ Hàn Quốc đã đề cập nhiều đến trải nghiệm của chính họ khi đối diện với cái hỗn loạn của Hà Nội.
Cũng giống như tôi, Gemini nhắc đến sự khó khăn khi chuyển động cơ thể ở Hà Nội, mô tả rằng nó quá dữ dội so với các cách vận động mà anh lựa chọn, chạy bộ và/ hoặc đạp xe. Đáp lại vấn đề này, một thành viên của Heritage Space đã tặng Gemini cuốn sách Nghệ thuật ngày thường (Nghệ thuật và Văn hóa Việt Nam: Hành trình xuyên qua lịch sử) của Phan Cẩm Thượng. Như trong một chương sách viết về những khung giờ thường nhật của một người Hà Nội, Gemini đã chia sẻ về trích đoạn 5-6 giờ sáng - “giờ Mão”, khung giờ an toàn cho người chạy bộ và đạp xe di chuyển trong thành phố. Gemini đã đưa đoạn trích này vào thực tiễn - dẫu sao thì, anh được sinh ra vào năm Mão “ở Việt Nam, trong khi ở Hàn Quốc, tôi là năm của Thỏ” -, khám phá nhịp sống rạng đông sôi động của Hà Nội.
Tôi đã đam mê chạy bộ trong phần lớn cuộc đời mình, nhưng kể từ khi chuyển đến Hà Nội, tôi nhận ra đó chỉ là một trong những ‘chuyển động’ mà tôi phải thỏa hiệp để thích nghi với tính xếp hình của đô thị này. Và rồi, tôi đã làm theo Gemini. Vào lúc 5 giờ sáng, tôi khám phá ra vẻ đẹp vào khung giờ ‘an toàn nhất’ của Hà Nội. Lần đầu tiên kể từ khi đến nơi này, tôi đã có thể đeo tai nghe và chạy quanh thành phố, giữa đường phố, trên vỉa hè, mà không phải lo lắng về vô số xe máy đang tiến về phía mình từ mọi hướng. Tôi đã khai phá một chương êm đềm hơn trong trình tự thường nhật của thành phố — cũng vô cùng sống động khi tôi trông thấy ít nhất ba lớp nhảy Zumba trên vỉa hè, hai nhóm thái cực quyền, và một trận cầu mây lớn, tất cả đều nằm giữa vô số những người chạy bộ và người cao tuổi Hà Nội đang tập thể dục quanh bờ hồ... sân chơi truyền cảm hứng cho tác phẩm của Bảo Châu đều được tận dụng trong bán kính 2km quanh tôi vào lúc 5:30 sáng. Dẫu sao đi nữa, lần đầu tiên tại nơi này, tôi cảm thấy tự do để di chuyển theo nhịp điệu của riêng mình.
Trong khi Gemini cho chúng tôi thấy những bức ảnh về khung cảnh chạy bộ-đạp xe lúc 5 giờ sáng, Bảo Châu chia sẻ đoạn phim cô đạp xe dưới cầu Long Biên cũng như ngồi, quan sát người dân địa phương thực hiện lựa chọn chuyển động tích cực trong các phòng gym công cộng của thành phố tạo nên một cảnh quan đô thị độc đáo của Hà Nội. Quan sát những không gian công cộng đã dẫn đến việc lựa chọn một chủ đề trọng tâm cho đóng góp sắp tới trong MAP của cô: chuyển động như một sân chơi, một không gian tương tác xã hội trước hết dành cho trẻ nhỏ, và sau đó cùng gia đình, trải nghiệm, cũng như một địa điểm chung cho các cá nhân – ở Hà Nội, cả trẻ em và người lớn – để thoát khỏi sự hỗn loạn của đô thị. Hơn cả việc phản tư về cách định hướng một không gian xa lạ, Bảo Châu nới rộng khuôn khổ, kết hợp với chuyển động ban đầu: trước khi hiểu được tất cả chi tiết của chuyển động quanh thành phố, ta phải để cho mình lạc lối trong nó. “Lạc lối là một vấn đề đặc thù của con người; [...] cảm giác quan trọng nhất. Xét cho cùng, khác với đồ vật, con người không mãi lạc lối. Bảo Châu tái định hình 'lạc lối' qua một lăng kính siêu nhân, kéo nó ra khỏi ý nghĩa bị động thông thường - 'lạc lối' như một trạng thái cố định nguy hại - và hướng tới việc mô tả nó như một quá trình chủ động.
Bảo Châu chuyển sang chia sẻ về hai dự án của mình cho MAP – một con lắc – cụ thể hơn, một video sắp đặt bánh xe đạp tượng trưng cho trò chơi dân gian 'đánh đu' của Việt Nam - và một mê cung. Tôi đã hỏi Bảo Châu về câu chuyện đằng sau dự án này. Cô trả lời rằng ý tưởng của mê cung bắt nguồn từ giai đoạn Covid. Do các biến chứng của giãn cách xã hội hầu hết được biểu hiện bằng các vấn đề liên quan đến tâm lý – hệ quả của việc bị mắc kẹt ở một không gian cố định trong một khoảng thời gian dài. Để thoát khỏi những vấn đề này khi chúng xuất hiện và trở nên nghiêm trọng, nhiều người đã chuyển hướng sang tập thể dục. Từ chạy bộ, đến yoga trên Youtube, các lớp tập luyện trên thảm qua Zoom... mọi người di chuyển cơ thể để tìm cách thoát khỏi cảm giác mắc kẹt trong thực tại bấy giờ. Họ biến cảnh khốn bị động thành một thực hành chủ động để lấy lại cảm giác nhẹ nhõm cũng như sự kiểm soát. Do đó, Bảo Châu nghĩ đến mê cung như hình ảnh trực quan cho ý tưởng điều hướng một quá trình phức tạp và cuối cùng tìm ra một lối thoát - 'giải thoát'.
Khi thuật lại những trải nghiệm điều hướng thành phố, cả Gemini và Bảo Châu đều làm sáng tỏ việc thích nghi với sự chuyển động là một khía cạnh xác định cách chúng ta sống trong hiện tượng này và hơn nữa là cách chúng ta hiểu nó như thế nào. Thích nghi – đó là khi cơ thể cá nhân với tập thể được kết nối trong từng bước đi. Trong khi việc Bảo Châu quan sát sân chơi ở Hà Nội cho phép ta trốn thoát thông qua chuyển động cá nhân trong một không gian đô thị tập thể, Gemini thử nghiệm một phương án thời gian biểu khác để đạt được cảm giác chuyển động ít thỏa hiệp hơn (anh đã nói về điều này trong khi đeo một chiếc mặt nạ mèo Hàn Quốc). Tôi đối lập trải nghiệm của chính mình khi định hình Hà Nội – hiện bao gồm những cuộc chạy lúc 5 giờ sáng và tham gia vào sân chơi – tương phản rõ ràng với mối quan hệ với không gian ở quê nhà Los Angeles. Ở đó, mọi người chạy xe SUV trên cao tốc 8 làn và vẫn gây tai nạn. Khi phân tích câu chuyện về chuyển động tại Hà Nội của Bảo Châu và Gemini, trong đầu tôi chợt hiện lên liên tưởng tới cách vận hành của thơ ca: nhà thơ bị buộc phải biểu đạt chính mình trong giới hạn số lượng dòng, âm tiết nhất định; ràng buộc sản sinh sáng tạo.
Trong khi Bảo Châu chủ yếu tập trung chia sẻ về các dự án liên quan đến chuyển động trong tương lai cho MAP, Gemini dịch chuyển ta về quá khứ của anh. Anh mở đầu bằng bài thuyết trình về dự án gần đây của mình, “Dự án vận hành nhà máy vô hình - nhà máy tơ nhân tạo chạy”, trong đó anh điều tra các nhà máy vải rayon ở Hàn Quốc, từ đó truy tìm sâu hơn dấu ấn lịch sử của các nhà máy này trong thế kỷ 20. Đây là các nhà máy sản xuất một loại tơ nhân tạo sử dụng trong sản xuất quần áo giữ nhiệt. Mặc dù trụ sở ban đầu được đặt tại Nhật Bản, họ sau đó chuyển đến Hàn Quốc, cuối cùng qua Trung Quốc, và hiện tại đang ở Triều Tiên. Nhiều trường hợp công nhân đã thiệt mạng ở các nhà máy Hàn Quốc, trong khi điều này không xảy ra tại Nhật Bản hay Trung Quốc. Các ca tử vong là kết quả của ngộ độc carbon disulfide từ quá trình sản xuất vật liệu ‘thân thiện với môi trường’, dẫn đến tổn thương thần kinh nghiêm trọng, và cuối cùng, thúc đẩy công nhân tự sát. Những nhà máy sản xuất tơ nhân tạo này dần được di dời đến vùng ngoại ô thành phố, thay thế bằng khu chung cư xanh tươi mới. Kết quả cuối cùng của dự án nhà máy của Gemini là một bộ phim ngắn dài 14 phút. Với tư cách khán giả, bạn buộc phải đối mặt với nhiều khung cảnh công nghiệp khác nhau. Những thước phim sẽ không có ý nghĩa nếu đứng độc lập. Hơn nữa, khi bạn phiêu lưu qua từng cảnh quay cùng với nhân vật chính mặc bộ đồ giữ nhiệt xanh – xét cho cùng, chúng ta đang theo chân tuyến đường xuyên quốc gia và xuyên thời gian của Gemini -, việc đứng độc lập trở thành một chuỗi cảnh. Bạn sẽ dần thấy được toàn cảnh khi chính Gemini nhận ra khoảng trống tàn nhẫn trong lịch sử của đô thị hiện đại.
Tại sao các công nhân nhà máy rayon lại qua đời? Tại sao họ lại tự sát? Tại sao ở Hàn Quốc mà không phải Nhật Bản hay Trung Quốc? Tiến trình điều tra của Gemini được kích hoạt không chỉ bằng cách di chuyển xuyên biên giới đến ba quốc gia mà đồng thời bằng việc coi chạy bộ như một phương pháp nghiên cứu thăm dò. “Tôi dõi theo các nhà máy bằng cách di chuyển cơ thể mình.” từ Namyoung, Hàn Quốc, đến Shigo, Nhật Bản, và cả Đan Đông, Trung Quốc. Khoác lên mình bộ đồ giữ nhiệt xanh, Gemini chạy ngược trở lại năm 1927, gặp gỡ Antonio Minelli, nhà khoa học người Ý đã mang nhà máy tơ nhân tạo đến Nhật Bản. Sau khi cố gắng sát hại người vợ Nhật Bản của mình, Minelli cuối cùng đã tự kết liễu cuộc đời. Ảnh hưởng của việc sản xuất tơ nhân tạo hiện hữu một cách rõ nét. Gemini bày tỏ: “Tôi sống ở tương lai... vì vậy, tôi hiểu tại sao ông ấy lại tự sát. Tôi hiểu tại sao Nhật Bản lại thận trọng như vậy [trong việc quản lý các nhà máy này].”
Chính vì vậy, chạy bộ trở thành sự tương tác giữa Gemini và các nhà máy. Bằng việc di chuyển trong bộ đồ xanh, anh góp mình vào không gian của những nhà máy dường như đơn điệu, không chỉ bằng cách hiển thị lại chúng, mà còn hồi sinh chúng. Anh chạy, máu chảy dồn dập, thanh âm techno náo loạn. Anh để ý đến tuổi trẻ của những người công nhân hiện thân qua các nhà máy là ‘tràn đầy năng lượng’, và những chuyển động thường kỳ trong họ giống như đang nhảy múa trong nhạc hội. Anh tái sinh một lịch sử bị coi như đã chết từ lâu. Anh tạo ra một tự sự mới vốn là vô hình nếu chính bản thân anh vẫn bất động.
Bảo Châu thể hiện ‘lạc lối’ như một trải nghiệm độc đáo với chuyển động của con người. Sự tương đồng mà tôi liên tục nhắc đến giữa hai bài thuyết trình nằm ở hiệu ứng chung của họ, cả hai đều khơi gọi một điều gì đó... đầy nhân tính. Thay vì lơ lửng giữa những thảo luận khái quát về lý thuyết mang tính trừu tượng quá phức tạp cho những khán giả không chuyên, họ tập trung vào sự trao đổi cá nhân với Hà Nội – trước khi với tư cách là một nghệ sĩ, chỉ đơn thuần là một người ngoài cuộc. Cả hai nghệ sĩ đều khơi gợi việc 'lạc lối' ở Hà Nội như bước khởi đầu của quá trình sáng tạo cho MAP, và trải nghiệm chuyển động gần đây trực tiếp nuôi dưỡng sự hình thành tác phẩm cho triển lãm cuối cùng của họ. Lần lượt, họ gắn trao đổi văn hóa với nhịp sống lặng lẽ ngày thường, giữa các cá nhân cũng như giữa cá nhân với không gian, trước khi đưa vào không gian chính thức – dù đó là hội nghị thượng đỉnh ngoại giao hay triển lãm nghệ thuật lưỡng niên.
Tôi sẽ kết thúc bài viết này bằng một sự phản tư về chính mình và không gian. Với tính đa dạng của các phương tiện và thực hành nghệ thuật mà tôi đã bắt gặp trong nhiều những buổi nói chuyện của MAP, tôi dằn vặt trí óc bằng việc hình dung một định nghĩa khái quát về 'nghệ thuật' mà có thể bao hàm cho tất cả. Tôi không thể định nghĩa nghệ thuật về mặt lý thuyết, hay đưa ra giả thuyết về nghệ thuật dưới góc nhìn của người nghệ sĩ. Tôi chỉ có thể nói từ vị trí là a) một khán giả, b) một người 22 tuổi với hạn chế chuyên môn về tranh biện lý thuyết nghệ thuật, c) một người mới từ California đến Hà Nội được vài tháng, và d) một người không ngừng theo đuổi lối sống bộ hành trong thành phố nơi vỉa hè có thể được coi là một ám thị cho một chốn bạn sẽ không bị một chiếc xe máy đang chạy đua tông phải.
Cũng giống như lạc lối là một trải nghiệm độc đáo với chuyển động của con người, và cũng giống như việc lạc lối là một trọng tâm của quá trình sáng tạo, chúng ta có thể định nghĩa nghệ thuật – trong bối cảnh của một đối thoại giữa người tiếp nhận-tác phẩm-người nghệ sĩ – như một sự đi lạc trong ngôn ngữ sáng tạo của một cá nhân. Ta đầu hàng trước những điều khác lạ. Ta buộc phải sử dụng tất cả các giác quan. Ta lóng ngóng khi hỏi đường bằng một ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ. Trên hết, ta tiếp tục tiến về phía trước. Cuối cùng, ta thoát khỏi mê cung. Và tại lối thoát ấy, ta nhận ra rằng cách di chuyển – cách chúng ta đi bộ, nói chuyện, nghĩ suy, hành bộ, sẽ không còn giống với cách nó đã từng là khi cất bước.
Chuyển ngữ: Phùng Thị Phương Anh, Nguyễn Hồng Đỗ Quyên Hiệu đính: Út Quyên. Ảnh: Ngô Hải Lý. Key visual: Dan Ni. Design: thou.
—---------
MAP roundtable 1: A presentation by Ngo Dinh Bao Chau and Gemini Kim Caroline Levin's writing response based on the presentation of artists in the first roundtable of MAP 2023
If I were to define the reality of writing in a single action: trying to outrun feeling stuck. Anyone who knows me knows that I mean this quite literally. I will spend most of a single ‘working’ day walking between at least five different locations rather than sitting still at a desk. Often the final result will be produced in the notes of my phone rather than typed in an orderly fashion from my computer– this article is no exception. During the most recent MAP 2023 round table talk, a Zoom audience member mentioned how “children need to move in order to memorize” as they cannot store information when static. Similarly to a child, my body has to keep moving in order for my brain to make sense of its entangled ideas.
Like many who come to Hanoi quickly discover, moving around here is no walk in the park – for starters, the city’s choice of urbanized nature is more so lakes than said parks. The city operates with a specific flow of traffic; you’re either going with it or against it, the latter being the case for most pedestrians. At Month of Art Practice’s most recent round-table talk, Ho Chi Minh City based artist Ngô Đình Bảo Châu and South Korean artist Gemini Kim spoke extensively of their own experiences encountering the chaos of Hanoian streets.
Similarly to myself, Gemini spoke of the difficulty in moving one’s body in Hanoi, depicting it as too aggressive for his chosen means of exercise, running and/ or cycling. In response to this dilemma, a member of the Heritage Space team gifted Gemini with a book written by Phan Cẩm Thượng, The Daily Arts (The Arts and Cultures of Việt Nam: A Journey Through History). As one chapter discusses the hours of the daily Hanoian timeline, Gemini shared with us the 5-6 AM excerpt — “the hour of the cat”, i.e., the safe hour for runners and cyclists to move through the city. Gemini put this read to practice — after all, he was born in the year of the cat “in Vietnam, while in Korea, I'm the year of the rabbit”—, discovering Hanoi’s bustling pre-dawn night(-to-morning-transition-period) life.
I have been a passionate runner for most of my life but upon moving to Hanoi I figured it was one of the ‘movements’ I’d have to compromise to fit its urban jigsaw puzzle. And so, I followed Gemini’s suit. At 5 am, I discovered the spectacle that is Hanoi’s ‘safest' hour. For the first time since my arrival, I was able to put on my headphones and run through the city, in the streets, on the sidewalk, without having to be worried about the countless scooters heading towards me in every way. I unveiled a softer chapter in the city’s daily chronology — extremely lively nonetheless, as I was accompanied by at least three pavement Zumba classes, two tai chi groups, and one big cầu mây game, all amidst countless runners and elderly Hanoians doing their routine workouts along the lake… the playground muses of Bao Chau’s work were all already in use in my 2km radius by 5:30. Regardless, for the first time here, I felt free to move in accordance with my own rhythm.
While Gemini showed photos of the 5:00 AM running-cycling-spectacle, Bao Chau shared footage of herself bicycling below Long Bien as well as seated, observing locals exercising their choice of active movement in the city's public gyms that uniquely decorated Hanoi’s urban landscape. The latter observation led to her choice of one thematic focus for her upcoming MAP contribution: mobility as a playground, a space of first social interaction experienced by children after that with family, as well as a collective site for individuals – in Hanoi, children and adults alike – to break from urban chaos. Beyond reflecting on how to navigate a foreign space, Bao Chau stretched the frame, incorporating the initial movement: prior to learning the ins-and-outs of moving through the city, one must first succumb to getting lost within it. “Getting lost is a uniquely human problem; [...] the most significant sense.” After all, unlike objects, humans do not remain lost. Bao Chau reconfigured ‘lost’ through a hyper human lens, pulling it away from its typical passive connotation – ‘to be lost’ as some fatal fixed state – and towards characterizing it as an active process.
Bao Chau transitioned into discussing her two projects for MAP: a pendulum – more specifically, a video installation of a bicycle wheel resembling the traditional Vietnamese ‘Swing’ game – and a labyrinth. I asked Bao Chau for the story behind the latter. She responded that the idea of the labyrinth came from the Covid era. As the complications of lockdown for most manifested in issues relating to mental – a by-product of staying stuck in a single fixed place for an extensive period. In order to escape these issues as they surfaced and amplified, many turned towards exercise. From running, to YouTube yoga, to Zoom floor-mat-workout classes… people moved their bodies in order to find a way out of feeling stuck in their respective reality. They transformed a passive predicament into an active practice so as to regain a sense of relief as well as control. The labyrinth thus came to Bao Chau’s mind as a visual for this idea of navigating a complicated course and ultimately finding an exit– ‘an escape’.
In narrating their respective experiences on navigating the city, both Gemini and Bao Chau mutually shed a light on how adapting one’s mobility is a defining aspect of how we live the phenomenon and thus how we must understand it. Adapting — it bridges the individual’s body to the collective at every step. While Bao Chau observed the playground in Hanoi that allows one to escape via individual movement in a collective site of urban space, Gemini experimented with an alternative timetable for a sense of lesser compromised movement (to note that he spoke of such while wearing a Korean cat mask). I contrast my own experience of navigating Hanoi — now consisting of 5:00 AM runs and playground participation — that contrasts starkly with one’s relationship with space back home in Los Angeles. There, people drive SUVs along 8-lane freeways and still manage to crash. An analogy that comes to mind when analyzing both Bao Chau and Gemini’s accounts of movement in Hanoi is the functioning of poetry: the poet is forced to express his/her/themself within the limitations of x amount of verses and/ or syllables; constraints birth creativity.
While Bao Chau primarily centered her talk around her future mobility-related projects for MAP, Gemini transported us towards his past. He opened with a presentation of his most recent project, “Invisible Factory Run Project- Rayon Plant Run” in which he investigated rayon factories in South Korea, ultimately tracing a broader history of these factories throughout the 20th century. The factories produce a type of artificial silk used to manufacture heat-tech clothing. While they were originally headquartered in Japan, they then moved to South Korea, and eventually out to China, now North Korea. There were many deaths of workers at the South Korea factories, all the while not in Japan nor China. The deaths were a result of carbon disulfide poisoning from the production process of this specific ‘green-friendly’ material, leading to severe neurological damage, and ultimately, pushing workers to committing suicide. These sites of rayon production have gradually been moved to the outskirts of cities, replaced by fresh green painted apartment complexes. The end result of Gemini’s factory project is a 14-minute, short film. As a spectator, you are confronted with various industrial landscapes. The shots don’t make sense to you as stand-alones. Moreover, as you venture through each shot alongside the green heat-teach protagonist– after all, we are following Gemini’s transnational and trans-temporal running route –, the stand-alones become a series. You begin to make sense of the bigger picture as Gemini himself makes sense of this grim gap in the modern city’s history.
Why did the rayon factory workers die? Why did they kill themselves? Why in South Korea and not Japan nor China? Gemini’s progression of inquiry is enabled not only by moving across borders to the three countries but equally by treating running as its own inquisitive research method. “I was following these factories by moving my body.” from Namyongu, South Korea, to Shigo, Japan, to Dandong, China. Dressed in heat-tech green head-to-toe, Gemini runs all the way back to 1927, encountering Antonio Minelli, the Italian scientist who brought these rayon factories to Japan. After trying to first kill his Japanese wife, Minelli ultimately ended his own life. The effects of the rayon production were noticeably felt. Gemini expressed: “I live in the future… so, I know why he killed himself. I know why Japan was so cautious [in the administration of these factories].”
Running therefore becomes an interaction between Gemini and the factories. By moving his green-clothed body, he now contributes to the landscape of these seemingly monotonous factories, not only by re-reading them but equally by re-animating them. He runs, his blood pumps, and his techno music blasts. He notices the youth of the workers that now characterize the factories as ‘energetic’, and the routine movements occurring within them as comparable to dancing in a rave. He brings back to life a history that had thus far been treated as dead. He produces a new narrative that would have remained invisible had he himself remained static.
Bảo Châu expressed ‘getting lost’ as an experience unique to human mobility. The point of commonality I kept returning between the respective presentations was in their joint effect, both of them evoking something refreshingly… human. Rather than floating amidst broad discussions on theory and abstraction too complicated for the average non-art-oriented audience member to understand, they centered their contribution to the exchange around their personal encounter with Hanoi– prior to as an artist, simply as an outsider. Both artists evoked how ‘getting lost’ in Hanoi has been the starting movement of their creative process for MAP, this recent experience of mobility directly nourishing the development of their work for the final exhibition. In turn, they grounded cultural exchange as something quietly lived in the everyday, between individuals as much as in between an individual and space, before being brought to formal arenas — be it diplomatic summits or art biennales.
I conclude this ramble with my own self-and-space reflection. Given the sheer diversity of artistic mediums and practices being encountered throughout these various MAP talks, I have been torturing my brain in figuring we even begin to find an umbrella definition of ‘art’ that accurately encapsulates it all. I cannot speak on what art is in theoretical terms, nor can I hypothesize how it can be defined through the eyes of the artist. I can only speak from my position as a) a spectator and b) as a 22-year old with limited expertise on art theory debates, who c) moved from California to Hanoi a couple of months ago, and d) incessantly is trying to pursue a pedestrian lifestyle in a city where sidewalks can be taken as a light suggestion for where you might not get hit by a racing scooter.
Just as getting lost is an experience unique to human mobility, and just as getting lost is a focal part of artists’ creative process, perhaps we can define art – in the context of it being spectator-artwork-artist dialogue – as a process of getting lost in somebody else’s creative vernacular. We succumb to the utmost unfamiliar. We are forced to activate all of our senses. We stutter and fumble as we ask for directions in a language different from that of our native tongue. Above all else, we keep moving forward. Ultimately, we escape the labyrinth. And at the exit, we become aware that how we move – how we walk, how we talk, how we think, how we run–, will no longer resemble how it did upon entrance.
Proofread: Út Quyên. Photo document: Ngô Hải Lý. Key visual: Dan Ni. Design: thou.
Back | ||||||||||||